Thành phần mực xăm gồm những gì không phải là điều ai cũng biết. Bên cạnh đó, việc phân loại mực để sử dụng cũng là vấn đề mà bạn cần phải quan tâm, tìm hiểu. Vì không có nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm này mà vẫn có các ý kiến trái chiều về việc phun xăm thẩm mỹ. Vậy thực chất, mực xăm có hại với da không và làm sao để phòng tránh?
MỰC XĂM THẨM MỸ
Mực xăm là nguyên liệu không thể thiếu trong lĩnh vực thẩm mỹ, giúp màu sắc của môi, mày trở nên đậm hơn. Mực xăm rất đa dạng màu, từ những màu trung tính như đen, xám để làm đẹp lông mày, cho đến cam, đỏ, hồng dùng cho môi. Các màu này có độ đậm nhạt khác nhau, tuy nhiên đa số đều được pha ra từ mực ban đầu.
Mặc dù có tên là mực xăm nhưng thực chất, nó không giống với các loại mực hiện được dùng trong cuộc sống. Thành phần mực xăm chủ yếu là chất tạo màu, dung môi, chất giữ màu và một số phụ gia khác. Khi đi vào da, nguyên liệu này sẽ nằm ở lớp thượng bì rất lâu, từ 2 – 3 năm nếu bạn giữ kỹ. Mực có thể bị pha loãng trong nước nên sau khi xăm vài năm bạn sẽ thấy môi, mày nhạt đi.
THÀNH PHẦN MỰC XĂM GỒM NHỮNG CHẤT GÌ?
Mực xăm có chứa nhiều chất khác nhau, tùy thuộc vào loại nguyên liệu là hữu cơ hay vô cơ. Trước đây, đa số các cơ sở thẩm mỹ sử dụng mực xăm vô cơ, tuy nhiên, sau này khi mực hữu cơ ra đời với nhiều ưu điểm hơn đã thay thế. Dù vậy, vì phụ thuộc vào cả cơ địa mỗi người mà hai loại mực xăm này vẫn được sử dụng song song. Thành phần của chúng bao gồm:
Mực xăm vô cơ
Mực xăm vô cơ chủ yếu chứa kim loại và hợp chất của nó, bao gồm thủy ngân, sắt oxit và oxit titanium. Nhờ các kim loại này mà mực bám trên da khá lâu, có thể lên đến 3 năm mà không bị nhạt đi quá nhiều. Sau khi được đưa vào lớp thượng bì, các phân tử màu sẽ nằm lại ở đây và ít bị rửa trôi.
Theo các chuyên gia, nếu thành phần mực xăm vô cơ có chứa hợp chất kim loại ở mức nhỏ, trong khoảng cho phép thì người dùng không cần lo lắng. Bởi nó sẽ không gây hại cho làn da và sức khỏe nếu bạn tuân thủ biện pháp chăm sóc sau xăm. Ngược lại, nếu tỷ lệ quá lớn với lượng thủy ngân cao thì có thể khiến da bị ăn mòn, nặng hơn là dẫn đến ung thư.
Mực xăm hữu cơ
Khác với mực xăm vô cơ, mực xăm hữu cơ được biết đến là nguyên liệu làm đẹp an toàn, lành tính. Nó là sản phẩm của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, với chiết xuất từ nguồn nguyên liệu organic trong tự nhiên. Cụ thể, thành phần mực xăm hữu cơ chủ yếu là sắc tố màu từ rau củ và trái cây, chất màu azo, hồ, sắc tố diazine. Chúng có thể bị phá hủy nếu bị các hoạt chất tác động.
Mặt khác, mực xăm hữu cơ có phản ứng với tia cực tím, sẽ bị tia này phá hủy thành phần. Vì thế, nếu sử dụng nguyên liệu này để phun xăm thì màu sẽ không giữ được quá lâu. Trung bình một màu mực sẽ ở trên da tối đa được khoảng 2 năm nếu bạn giữ kỹ, còn nếu không thì mỗi năm bạn đều cần đi dặm lại. Dù điều này khá bất tiện nhưng nhiều chị em vẫn chọn vì nó an toàn với cơ thể.
NHƯ THẾ NÀO LÀ MỰC XĂM CÓ HẠI?
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về vấn đề mực xăm có hại với da và không nên sử dụng. Điều này không đúng cũng không hoàn toàn sai. Như đã trình bày ở trên, bên cạnh sản phẩm mực xăm hữu cơ lành tính thì mực xăm vô cơ có thể là tác nhân gây hại cho da. Nếu thành phần của các kim loại nặng bên trong lớn hơn quy định và kiểm duyệt không khắt khe, da của bạn có thể bị ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu, một số loại mực xăm không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ được bán trên thị trường có hại với làn da. Thành phần của chúng chủ yếu là kim loại dưới dạng hợp chất với trữ lượng vô cùng lớn. Các kim loại này ngoài sắt còn có nhôm, đồng, niken, kẽm. Đặc biệt, tỷ lệ thủy ngân bên trong vô cùng lớn, khi đi vào da sẽ gây tổn thương tế bào, dẫn đến biến chứng phun xăm.